Quỹ ETF là gì? 

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là gì?

Quỹ ETF là gì? Đây thực sự là một câu hỏi phổ biến mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu khi chọn thị trường tài chính trực tuyến là nguồn đầu tư dài hạn cho mình. Quỹ hoán đổi giao dịch (ETF – Exchange Traded Fund) là một loại quỹ đầu tư thụ động được thiết kế để mô phỏng theo một chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc một loại tài sản nào đó. 

Thông thường, quỹ ETF sẽ theo dõi một chỉ số cụ thể, lĩnh vực, hàng hóa hoặc tài sản khác, nhưng không giống như các quỹ tương hỗ, ETF có thể được mua hoặc bán trên sàn giao dịch chứng khoán giống như cách mà một cổ phiếu thông thường có thể làm. Một quỹ ETF có thể được cấu trúc để theo dõi bất cứ thứ gì, từ giá của một loại hàng hóa riêng lẻ đến một danh mục lớn và đa dạng các loại chứng khoán. ETF thậm chí có thể được cấu trúc để theo dõi các chiến lược đầu tư cụ thể. 

Hoạt động đầu tiên của quỹ ETF được công bố ra công chúng là vào năm 1993 tại Hoa Kỳ và mô phỏng theo chỉ số S&P 500 Depository Receipt (SPDR). Sau hơn 25 năm, tổng tài sản được đầu tư vào các quỹ ETF trên toàn thế giới đã đạt hơn 5000 tỷ USD, tăng hơn 7 lần trong 10 năm qua từ 2008 đến 2018.

Quỹ ETF là gì?

Quỹ ETF hoạt động như thế nào?

ETF là loại hình quỹ kết hợp giữa một mô hình quỹ thông thường và dưới hình thức cổ phiếu, hay nói cách khác ETF vừa có đặc tính và chức của một quỹ thông thường và cũng có thể hoạt động giao dịch như một cổ phiếu trên thị trường và dĩ nhiên, thị giá của ETF sẽ thay đổi tùy vào khối lượng, cung cầu mà chúng được mua và bán. 

Ví dụ, để xây dựng chứng chỉ ETF chứng khoán các bên thành lập sẽ thiết lập cơ chế vốn, thực hiện chiến lược chọn lựa các cổ phiếu sao cho giá trị của chứng chỉ ETF thu hút khẩu vị của những nhà đầu tư khác nhau. Sau đó các nhà đầu tư dựa vào cơ chế này, lựa chọn cho mình chứng chỉ ETF phù hợp, theo ngành, theo giai đoạn và theo khẩu vị đầu tư. 

Chứng chỉ ETF được phân loại ra làm 2 loại hình là đóng và mở. 2 hình thức này sẽ có quy định và cơ chế hoạt động khác nhau. 

Các loại quỹ ETF

– ETF chứng khoán

Dạng quỹ ETF này sẽ nắm giữ một danh mục cổ phiếu tương tự như chức năng của một chỉ số chứng khoán (S&P500, FTSE,…). ETF chứng khoán có thể được tiếp cận và giao dịch như một cổ phiếu thông thường bởi vì chúng có thể được mua và bán kiếm lời trên sàn trong suốt cả ngày giao dịch. 

– ETF chỉ số – H3 

ETF chỉ số sẽ mô phỏng một chỉ số cụ thể, chẳng hạn như Chỉ số S&P 500 hoặc chỉ số chứng khoán Anh (FTSE100). Dạng ETF này có thể bao gồm các lĩnh vực cụ thể, các loại cổ phiếu cụ thể hoặc cổ phiếu của thị trường nước ngoài hoặc thị trường mới nổi. 

– ETF trái phiếu

Quỹ ETF trái phiếu là một dạng quỹ hoán đổi danh mục được đầu tư cụ thể vào trái phiếu hoặc các chứng khoán có thu nhập cố định khác (Fixed income asset). Nó có thể tập trung vào một loại trái phiếu cụ thể hoặc cung cấp một danh mục đầu tư đa dạng gồm các loại trái phiếu khác nhau và có ngày đáo hạn khác nhau.

– ETF hàng hóa

ETF hàng hoá sẽ nắm giữ hàng hóa vật chất, chẳng hạn như hàng hóa nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên hoặc kim loại quý. Một số quỹ giao dịch trao đổi hàng hóa có thể kết hợp nắm giữ các khoản đầu tư vào hàng hóa vật chất cùng với các khoản đầu tư vốn cổ phần có liên quan – ví dụ: một quỹ ETF vàng có thể có một danh mục đầu tư kết hợp việc nắm giữ vàng vật chất với cổ phiếu trong các công ty khai thác vàng. 

Giá hàng hóa thường không tương quan cao với giá cổ phiếu và trái phiếu. Hơn nữa, các ngành hàng hóa thường có mối tương quan thấp với nhau và thường tăng cùng với lạm phát. Vì vậy, các nhà đầu tư thường đầu tư vào ETF hàng hoá như một cách giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ và phù hợp với quan điểm của họ về lạm phát cũng như triển vọng kinh tế. 

– ETF tiền tệ

Dạng ETF này sẽ đầu tư vào một loại tiền tệ hoặc một rổ các loại tiền tệ khác nhau được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư muốn tiếp xúc với thị trường ngoại hối mà không trực tiếp giao dịch tương lai hoặc thị trường ngoại hối sơ cấp. Các quỹ ETF ngoại hối này thường theo dõi các loại tiền tệ quốc tế phổ biến nhất như đô la Mỹ, đô la Canada, Euro, bảng Anh và yên Nhật.

– ETF Bất động sản

Đây là các quỹ đầu tư vào quỹ tín thác đầu tư bất động sản, công ty dịch vụ bất động sản, công ty phát triển bất động sản và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Họ cũng có thể nắm giữ bất động sản vật chất thực tế, bao gồm bất cứ thứ gì từ đất chưa phát triển đến tài sản thương mại lớn. 

– ETF được quản lý chủ động

ETF này đang được vận hành bởi người quản lý hoặc một nhóm nhà đầu tư để quyết định phân bổ tài sản trong danh mục. ETF được quản lý một cách chủ động sẽ có tỷ lệ quay vòng danh mục đầu tư cao hơn so với các quỹ chỉ số chẳng hạn, và thông thường có hiệu suất sinh lời tốt hơn. Nhưng nó sẽ phụ thuộc khá nhiều vào khả năng của nhà quản lý quỹ. 

– ETF nghịch đảo

Một quỹ hoán đổi danh mục nghịch đảo được tạo ra bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bán khống khi có sự sụt giảm giá trị của một nhóm chứng khoán hoặc một chỉ số thị trường chung. 

– Leveraged ETFs

Dạng quỹ ETF này chủ yếu bao gồm các công cụ tài chính phái sinh mà có thể mang lại khả năng tận dụng đòn bẩy để khuếch đại lợi nhuận. Chúng thường được sử dụng bởi các nhà quản lý là những người đầu cơ muốn tận dụng các cơ hội giao dịch ngắn hạn trong các chỉ số chứng khoán lớn. 

Lợi ích khi đầu tư vào quỹ ETF

1. Đơn giản và dễ tiếp cận

ETF được xem là một cách đầu tư chứng khoán thụ động và thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư vì tính đơn giản của nó. 

Nhà đầu tư tham gia ETF không cần phải hiểu biết chuyên sâu về từng cổ phiếu cụ thể. Ngược lại, việc đầu tư vào từng mã chứng khoán riêng biệt đòi hỏi nhiều thời gian để phân tích rất chuyên sâu và lựa chọn thời điểm giao dịch. Điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều hơn. 

Trong những giai đoạn thị trường tăng, ETF được xem là có hiệu suất sinh lời cao hơn so với mặt chung 

2. Đa dạng hoá rủi ro

Các quỹ ETF hiện được giao dịch trên hầu hết mọi loại tài sản, hàng hóa và tiền tệ chính trên thế giới. Hơn nữa, các cấu trúc ETF mới sáng tạo thể hiện một chiến lược đầu tư hoặc giao dịch cụ thể. Ví dụ: thông qua ETF, nhà đầu tư có thể mua hoặc bán sự biến động của thị trường chứng khoán hoặc đầu tư liên tục vào các loại tiền tệ có năng suất cao nhất trên thế giới. Trong một số tình huống nhất định, nhà đầu tư có thể có rủi ro đáng kể trong một lĩnh vực cụ thể nhưng không thể đa dạng hóa rủi ro đó do các hạn chế hoặc thuế. Trong trường hợp như vậy, nhà đầu tư đó có thể bán khống một ETF của ngành. 

Ví dụ, một nhà đầu tư có thể có một số lượng lớn cổ phần bị hạn chế trong thời kỳ suy thoái của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong tình huống đó, người đó có thể bán khống cổ phiếu của Công ty bán dẫn SPDR của Standard & Poor’s (S&P). Điều đó sẽ làm giảm rủi ro tổng thể đối với sự suy thoái trong lĩnh này 

3. Chi phí giao dịch thấp

Chi phí hoạt động luôn được phát sinh bởi tất cả các quỹ được quản lý bất kể cấu trúc vận hành như thế nào. Những chi phí đó về cơ bản sẽ bao gồm: phí quản lý danh mục đầu tư, chi phí lưu ký, chi phí hành chính, chi phí tiếp thị và phân phối. Chi phí đầu tư vào một quỹ càng thấp thì lợi tức kỳ vọng của quỹ đó càng cao. Chi phí quản lý quỹ có thể giảm đối với ETF khi một công ty không thuê nhân viên chăm sóc khách hàng để trả lời câu hỏi của hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân. 

4. Minh bạch

Đối với ETF, nhà đầu tư có quyền truy cập vào tất cả các tính năng có sẵn, bao gồm lệnh mua/bán, giao dịch ký quỹ, lệnh cắt lỗ, lệnh giới hạn… Mọi khoản nắm giữ của quỹ được công khai mỗi ngày. Điều này giúp nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ danh mục của mình. 

Ngoài ra, việc đầu tư vào một rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ số) cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng. 

5. Tính thanh khoản cao

So với các loại hình đầu tư khác như bất động sản hay vàng phải đòi hỏi vốn lớn và không dễ bán ngay khi cần, đầu tư vào quỹ ETF sẽ linh hoạt hơn rất nhiều bởi vì chúng có thể được mua hoặc bán ở các thị trường thứ cấp trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp giao dịch không thành công với những ETF có tính thanh khoản thấp. Khi một quỹ ETF có khối lượng giao dịch ít, nó sẽ gặp khó khăn trong việc thanh lý các khoản đầu tư. 

Vì vậy, “ETF dẫn đầu” thường có một vị trí đặc biệt và thanh khoản tốt hơn. Các ETF ra đời trước sẽ có tiếng tăm và lợi thế hơn các ETF ra sau dù cho có mô phỏng cùng một chỉ số đi chăng nữa. Các quỹ ETF nổi tiếng sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn vì chúng sẽ có nhiều thông tin hơn và được giao dịch nhiều hơn, dẫn đến thanh khoản sẽ cao hơn. 

6. Hiệu quả về thuế

ETFs có 2 lợi thế lớn về thuế so với các quỹ tương hỗ. Do sự khác biệt về cấu trúc, các quỹ tương hỗ thường phải chịu nhiều thuế hơn so với ETF. Ngoài ra, thuế đối với ETF chỉ phát sinh khi nhà đầu tư bán ETF, trong khi quỹ tương hỗ chuyển thuế cho nhà đầu tư trong suốt thời gian đầu tư. 

Rủi ro khi đầu tư vào quỹ ETF

1. Lợi nhuận không vượt trội 

Lấy ví dụ về quỹ ETF mô phỏng chỉ số chứng khoán chẳng hạn, khi nhà đầu tư mua quỹ ETF mô phỏng chỉ số VN30 họ có thể sẽ bỏ qua các cơ hội mua những cổ phiếu đơn lẻ có mức sinh lợi tốt hơn rất nhiều. Thêm vào đó, nhà đầu tư còn phải trả nhiều khoản phí khác nhau ngoài phí giao dịch trên sàn như phí hoạt động của quỹ, chênh lệch giá đặt mua/bán, thuế… 

Vào những giai đoạn thị trường chung giảm giá, nắm giữ ETF chỉ số sẽ dường như rất khó để tạo ra mức độ lợi nhuận cao, chậm chỉ sẽ bị lỗ, điều mà có thể xem là chi phí cơ hội. 

2. Rủi ro biến động

Mặc dù quỹ ETF đa dạng hóa danh mục khi lựa chọn các loại tài sản khác nhau nhưng khoản đầu tư vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động trên thị trường và thua lỗ đặc biệt là khi thị trường ở trong giai đoạn giá xuống. Rủi ro này có thể tăng lên cùng với sự chuyên môn hóa của ETF (non-diversification). Chuyện môn hoá có nghĩa là quỹ ETF đó chỉ tập trung vào một thị trường ngách nhỏ , điều mà sẽ mang lại khả năng biến động mạnh hơn so với một quỹ ETF có tính đa dạng hoá cao hơn. 

3. Rủi ro chênh lệch giá

Tuy các quỹ ETF luôn cố gắng theo sát giá của những tài sản cơ sở, nhưng việc chênh lệch giá vẫn có thể xảy ra. Nói rõ hơn thì danh mục đầu tư của ETF có thể sai lệch về thị giá so với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số tham chiếu vì những lý do khác nhau như kỹ thuật mô phỏng chỉ số,… khiến cho mức sinh lời của quỹ chênh lệch so với mức sinh lời của các chỉ số tham chiếu. 

Chiến lược đầu tư vào quỹ ETF

Có rất nhiều cách thức khác nhau để định hướng đầu tư hiệu quả khi tiếp cận ETF, sau đây là một số chiến lược cơ bản mà bạn có thể quan tâm: 

1. Đầu tư Mua và Nắm giữ

Chiến lược này đòi hỏi phải mua chứng khoán và nắm giữ chúng trong thời gian dài, thường được giả định là khoảng thời gian 5-10 năm hoặc lâu hơn. Do chi phí thấp, đa dạng hóa và nhiều lựa chọn, ETF là một trong những khoản đầu tư dài hạn tốt nhất trên thị trường hiện nay. 

Một chiến lược đầu tư dài hạn phổ biến là mua và nắm giữ các quỹ chỉ số với tỷ lệ chi phí thấp nhưng mức độ sinh lời tương đối ổn định. Chẳng hạn như S&P 500 ETF, nó có lịch sử hoạt động thậm chí còn tốt hơn các danh mục đầu tư chủ động được quản lý tích cực nhất trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây 

2. Bán khống

Trong chiến lược bán khống, một nhà đầu tư sẽ mượn cổ phiếu và bán nó trên thị trường mở. Nếu giá giảm, người bán khống có thể mua lại cổ phiếu với số tiền ít hơn, nhờ đó thu được lợi nhuận chênh lệch. Chứng khoán thường được người bán khống sử dụng nhất là cổ phiếu và quỹ ETF. 

Thay vì bán khống một cổ phiếu hoặc quỹ ETF, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng quỹ ETF đảo ngược, việc này có thể dễ dàng hơn và rẻ hơn so với việc bán khống truyền thống. ETF đảo ngược cho phép nhà đầu tư đặt cược rằng ETF chuẩn sẽ giảm mà không cần phải mua trực tiếp các công cụ phái sinh. 

3. Trung bình giá

Ý tưởng tổng quan của chiến lược này là nhà đầu tư có thể mua chứng khoán định kỳ, thay vì mua một lần. Chiến lược DCA có thể làm giảm rủi ro thị trường và cho phép nhà đầu tư tối ưu được giá vốn, đặc biệt là trong thị trường giá xuống. 

Bên cạnh đó còn rất nhiều các chiến lược khác có thể kể đến như: chiến lược tái cấu trúc danh mục, giao dịch phòng hộ, giao dịch xoay vòng,…mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận. 

FAQ

1. ETF có phổ biến ở Việt Nam không?

Có. Nếu so sánh với một số quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ, thì loại hình ETF ở Việt Nam còn tương đối bị giới hạn. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam vẫn có 7 quỹ ETF lớn mà bạn có thể cân nhắc để đầu tư vào. Các quỹ ETF này đa phần là mô phỏng biến động của chỉ số VN30. 

2. Đầu tư vào ETF có tốt hơn đầu tư vào cổ phiếu không?

Các quỹ ETF có xu hướng ít biến động hơn so với các cổ phiếu riêng lẻ, có nghĩa là khoản đầu tư của bạn sẽ không thay đổi nhiều về giá trị nhưng bù lại, nó có độ ổn định và an toàn hơn do được đa dạng hoá. Tốt hơn hay không cuối cũng vẫn cần phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

PIP Penguin
Logo